Bắt đầu từ 15h ngày 12/05/2021. Bộ Công thương Ban hành Công văn số 2621/BCT-TTTN Công bố điều chỉnh giá, theo đó:
Giá xăng E5 RON 92 từ 15h ngày 12/5 là 18.420 đồng một lít (tăng 440 đồng); RON 95 là 19.530 đồng một lít (tăng 370 đồng).
Dầu hoả là 13.820 đồng một lít, tăng 570 đồng. Dầu diesel là 14.770 đồng một lít, tăng 450 đồng. Dầu madut tăng 250 đồng, lên 14.270 đồng một kg.
Cơ quan điều hành cũng chi 1.900 đồng từ quỹ để bù cho mỗi lít xăng E5 RON 92; RON 95 là 1.050 đồng. Mức chi dầu madut là 500 đồng một kg, dầu diesel và dầu hoả là 400 đồng mỗi lít. Cùng đó, mức trích Quỹ bình ổn các mặt hàng xăng dầu về 0 đồng một lít, kg.
Như vậy, đây là lần thứ 2 tăng giá liên tiếp từ tháng 4 đến nay. Tổng cộng xăng RON 95 đã tăng thêm 560 đồng một lít, E5 RON 92 tăng thêm 620 đồng/lít.
Trên thế giới, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, giá xăng dầu hôm nay đã quay đầu giảm nhẹ.
Tính đến đầu giờ sáng ngày 13/5, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2021 đứng ở mức 65,75 USD/thùng, giảm 0,35 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 12/5, giá dầu WTI giao tháng 7/2021 vẫn tăng 0,25 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 7/2021 đứng ở mức 68,82 USD/thùng, giảm 0,50 USD/thùng trong phiên nhưng đã tăng 0,14 USD/thùng so với cùng với thời điểm ngày 12/5.
Giá dầu ngày 13/5 quay đầu đi xuống chủ yếu do lo ngại nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, trong đó dầu thô, chậm được cải thiện trước diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19.
Giá dầu hôm nay giảm còn do đồng USD phục hồi mạnh. Đồng bạc xanh phục hồi khiến những hàng hoá được định giá bằng đồng USD như dầu mỏ giảm.
Tuy nhiên, đà giảm của giá dầu ngày 13/5 cũng bị hạn chế đáng kể bởi loạt thông tin tích cực về cung – cầu dầu thô được phát đi.
Trong một báo cáo được phát đi ngày 11/5, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) vẫn giữ nguyên dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 5,95 triệu thùng/ngày so với năm 2020, tương đương tăng 6,6%, lên mức 96,46 triệu thùng/ngày. Mức giữ báo này không thay đổi so với dự báo được OPEC đưa ra trong báo cáo tháng 4/2021.
Tại báo cáo này, OPEC cho rằng sự sụt giảm nhu cầu ở Ấn Độ sẽ được bù đắp bởi đà tăng trưởng của 2 nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc.
Cũng tại báo cáo này, OPEC đã đưa dự báo nhu cầu dầu toàn cầu giảm 300 ngàn thùng/ngày trong quý II/2021 do tác động của dịch Covid-19, nhưng lại tăng thêm 150 ngàn thùng/ngày vào quý III và 290 ngàn thùng vào quý IV so với các dự báo được đưa ra trước đó.
Cũng trong ngày 11/5, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ trong năm 2020 giảm 290 ngàn thùng/ngày, cao hơn nhiều so với dự báo được đưa ra trước đó, xuống mức 11,02 triệu thùng/ngày.
EIA cũng dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu và nhiên liệu hoá lỏng ủa Mỹ trong năm 2021 sẽ tăng thêm 1,39 triệu thùng/ngày, lên mức 19,51 triệu thùng/ngày.
Tại thị trường trong nước, ngày 13/5, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với mặt hàng xăng dầu.
Cụ thể, tại kỳ điều hành ngày 13/5, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định không trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) đối với tất cả các loại xăng dầu; chi sử dụng Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 1.900 đồng/lít, xăng RON 95 ở mức 1.050 đồng/lít, dầu diesel ở mức 400 đồng/lít, dầu hỏa chi ở mức 400 đồng/lít, dầu mazut ở mức 500 đồng/kg.
Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ BOG, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 18.426 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 19.531 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 14.774 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 13.825 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.279 đồng/kg.