CNBC đưa tin, nền kinh tế toàn cầu khởi sắc đã giúp giá dầu thô tăng khoảng 40% kể từ đầu năm nay, nhưng tần suất lái xe của người dân Mỹ cùng với nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại bằng đường hàng không khởi sắc có thể kéo giá dầu lên cao hơn.
Hôm 2/6, giá dầu Brent giao sau có thời điểm tăng 1,6% lên 71,48 USD/thùng - mức cao nhất kể từ ngày 8/1/2020. Giá dầu WTI giao tháng 7 cũng có lúc tăng 1,6% lên ngưỡng 68,83 USD/thùng. Trước đó, giá dầu WTI từng chạm ngưỡng 69,95 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 23/10/2018.
Theo CNBC, các nhà phân tích năng lượng tin giá dầu đang trong thời kỳ tăng tốc, nhưng họ lại không dám chắc giá có thể tăng đến đâu hoặc trong bao lâu.
Ông Francisco Blanch, chiến lược gia hàng hóa tại Bank of America, cho biết giá dầu thô đã chạm ngưỡng mục tiêu 70 USD/thùng mà ông dự đoán từ trước, nhưng trong dài hạn ông rất lạc quan về triển vọng của nhiên loại hóa thạch này hơn các chuyên gia khác.
"Chúng tôi dự đoán trong ba năm tới, giá dầu thô có thể quay trở lại ngưỡng 100 USD/thùng. Đó là triển vọng giá cho năm 2022, 2023", ông Blanch nhấn mạnh.
"OPEC+ đang tăng sản lượng rất thận trọng và thị trường không phản ứng đặc biệt khi nguồn cung có dấu hiệu chững lại trong khi nhu cầu tăng cao. Lạm phát xuất hiện khắp nơi song giá dầu không tăng mạnh như các loại hàng hóa khác", ông Blanch lý giải.
OPEC+ đang từ từ bơm thêm dầu ra thị trường. Tại cuộc họp mới nhất, OPEC+ đồng ý tăng sản lượng 350.000 thùng/ngày trong tháng 6 và 450.000 thùng/ngày từ tháng 7. Ngoài ra, Arab Saudi cũng quyết định ngừng giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày.
Các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ đang bơm khoảng 11 triệu thùng dầu/ngày, giảm so với con số 13 triệu thùng trước đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, giới phân tích chưa rõ trong bao lâu hoặc liệu các công ty dầu mỏ này sẽ khôi phục lại mức sản lượng cũ